Artist Phan Huy
Quốc Tich : Việt Nam
Nghệ Danh : Huỳnh Long & P.L Huy là một ca sĩ tự do ,phát hành album Nỗi Buồn Trong Tôi & Single Sau Ánh Mặt Trời do nhạc sĩ Huy An Linh sáng tác.
* Hiện tại anh không còn hoạt động trên con đường ca hát.
* Saigon Group do anh sáng lập năm 2007, là cột mốc anh bước chân vào nghề xăm hình nghệ thuật.Hiện tại anh đang theo con đường xăm hình nghệ thuật & xỏ khuyên , và phát triển ngành xăm tại Việt Nam, anh mong muốn tất cả các anh chị em artist tattoo Việt Nam sánh tầm các artist các cường quốc năm châu khác.
*Tốt nghiệp Thanh nhạc trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Tp.HCM (2010) *Tốt nghiệp trường Đại Học Mỹ Thuật (2012)
*Đạt Chứng nhận là một thương hiệu vàng Quốc Tế năm 2017.
Nhận đào tạo học viên .
- Chuyên sửa hình xăm lỗi và hư .
- Xăm không đau ( với thuốc tê giảm đau 95% đến 100% )
- Thiết kế hình xăm theo yêu cầu .
- Đảm Bảo 100% mực ( USA )
- Đảm bảo 100% kim mới .
- Giá xăm tốt nhất
- Tư vấn , thiết kế riêng theo ý tưởng khách .
- Phong cách chuyên nghiệp .
Thợ kinh nghiệm lâu năm sẽ mang lại cho bạn hình xăm với chất lượng tốt mà giá cả hợp lí )
Một số điều cần biết về xăm nghệ thuật TATTOO Xăm (Tattoo – Tatouage) là một hình thức ghi dấu vĩnh viễn bằng mực, làm thay đổi sắc tố da theo những hình dạng đặc biệt để làm đẹp hoặc dùng vào những nguyên nhân khác. Ngoài vấn đề xăm các hình vẽ trên da.
Xăm ở người là một loại hình nghệ thuật cơ thể trong khi xăm ở động vật thường để nhận biết và đánh dấu. Văn hoá hình xăm tồn tại trong lịch sử nhiều nước, từ Tây sang Đông. Từ “tattoo” (hình xăm) trong tiếng Anh hay “tatouage” trong tiếng Pháp- có nguồn gốc từ chữ “tatu” hay “tatau” trong ngôn ngữ Polynesia, có nghĩa là “những nét vẽ của người Polynesia”, được thuyền trưởng James Cook miêu tả sau chuyến hải hành năm 1769 đến Nam Thái Bình Dương.
Nghệ thuật xăm xuất hiện rộng rãi trên toàn thế giới: người Ainu ở Nhật Bản, người Berber ở Bắc Phi, người Maori ở New Zealand, những bộ lạc ở vùng đào Thái Bình Dương, Châu Mỹ, Châu Âu, Philippin, Campuchia… Thi thể người có hình xăm cổ nhất cho đến thời điểm này được khai quật tại dãy núi Alpes của Áo vào năm 1991, với niên đại trên 5000 năm.
Tại Mỹ, xưởng xăm mình đầu tiên ra đời ở New York vào năm 1846. Ban đầu, khách hàng chủ yếu là những thuỷ thủ và gái bán hoa, những người được coi là tầng lớp thấp hèn của xã hội. Tuy nhiên, không lâu sau đó, đối tượng tìm đến loại hình này ngày càng được mở rộng, khách hàng thuộc tầng lớp quý tộc xuất hiện ngày càng nhiều. Ở nước ta, xăm mình cũng được coi là một phong tục có từ thời cổ xưa và trở nên phổ biến vào đời Trần. Khi đó, những hình xăm thủy quái hay những chữ biểu trưng cho lòng yêu nước được coi là bùa hộ mệnh của những người đi sông nước và binh lính Việt Nam.
Hiện nay, xăm mình đang trở thành mốt chơi thời thượng của một bộ phận giới trẻ. “Dân chơi không sợ mưa rơi” - Không chỉ có giới “anh chị” xăm để phân biệt đẳng cấp, ngôi thứ; những tay chơi thích xăm mình mà cả… con gái cũng đi xăm. Có thể thấy, ban đầu, loại hình này có ý nghĩa rất tốt đẹp. Đối với nhiều bộ tộc, xăm mình được coi như một dạng của y phục nhưng đại đa số cho rằng xăm mình là một tập quán mang tính nghi thức và có tầm quan trọng lớn về mặt xã hội và tinh thần.
Ngày nay, xăm mình vẫn được coi là một môn nghệ thuật độc đáo. Tại Việt Nam, với trình độ xăm được nâng lên mức tinh xảo, giới trẻ hiện nay đã sử dụng ngày càng rộng rãi hình thức xăm trên da, với các hình xăm ngày càng đẹp, đa dạng, nhiều màu sắc nghệ thuật…
Xăm mình trở thành một sở thích không chỉ của riêng giới dân chơi mà còn là một nghệ thuật có sức cuốn hút đối với dân văn phòng, kinh doanh và giới trí thức. Điều này hoàn toàn không gây ngạc nhiên bởi hầu hết những người ủng hộ xăm mình đều thuộc giới trẻ, sống chủ yếu ở các thành phố, đô thị - những người có phong cách, lối sống và tư duy được coi là sành điệu và hiện đại. Công nghệ xăm hiện đại ra đời khiến cho việc sở hữu một hình xăm "sành điệu" và đẹp mắt trở nên dễ dàng, ít tốn kém và gần như không đau đớn. Chính vì vậy, xăm mình giờ đây đang trở thành "mốt" của một bộ phận giới trẻ. Qua bàn tay của thợ xăm, bạn hoàn toàn có thể sở hữu những con rồng, đại bàng, hoa hồng, trái tim, chữ viết…
Ngoài vấn đề xăm các hình vẽ trên da, với tiến bộ của nghệ thuật thẩm mỹ, gần đây người ta phát triển thêm hình thức xăm “trang điểm vỉnh viễn” (permanent make-up) với việc xăm màu cho các chân mày, viền mắt, môi…
CÁC PHƯƠNG PHÁP XĂM MÌNH
1. Cổ điển Một số bộ lạc có tập tục tạo ra những hình xăm bằng việc vẽ lên da, mực xăm được làm từ bồ hóng hoặc than củi nghiền vụn, có thể bỏ vào xương động vật nghiền nát. Để tạo đường nét, nghệ sĩ gắn các mẩu tre hoặc kim khâu vào một cái que. Sau khi nhúng chúng vào sắc tố, họ dùng vồ đóng nhẹ chúng vào da. Ở Ấn Độ và một số nước Nam Á, Trung Đông phổ biến tục xăm mình Mehndi với mực xăm đều được chiết xuất từ các bộ phận trên cây lá móng (henna). Các gam màu khác nhau được chiết xuất từ các bộ phận khác nhau trên cây lá móng: lá, hoa hoặc cành. Lá, hoa hoặc cành lá móng được nghiền nhỏ thành bột sau đó trộn với nước nóng. Để có các gam màu khác, người ta đem pha trộn hợp chất này với bột một số lá cây khác, chẳng hạn lá chàm, lá chè xanh, bột cà phê, lá me, chanh, đường, thi thoảng có pha thêm một số loại dầu khác để tăng độ bền và bóng của màu.
2. Hiện đại Năm 1891, nghệ thuật xăm đã sang trang mới khi Samuel O'Reilly ở New York sáng chế ra chiếc "máy khắc da chạy bằng điện" đầu tiên. Đây chính là cha đẻ của chiếc máy xăm vẫn sử dụng cho đến ngày nay. Hình xăm thật có hai loại, một loại xăm theo kiểu phun mực và xăm kim:
*. Xăm phun mực dùng để xăm một thời gian ngắn rồi chờ phai màu, đổi hình xăm mới. Các loại mực được phun qua các mẫu hình in sẵn, tương tự như dán đề can, chỉ bám vào bề mặt da ở lớp thượng bì (Epidermis) và sẽ bay màu sau một thời gian ngắn chừng vài tháng thay đổi tùy theo từng loại mực. Xăm loại này có thể xóa sạch, không đau và không để lại sẹo. Giới trẻ hiện nay chuộng nhất là kiểu xăm dán này.
*. Xăm kim, rất khó thay đổi hình dạng và không phai màu bởi các thao tác vẽ khá công phu, phải dùng kim chích vào da. Xăm kiểu này rất đau và chắc chắn để lại sẹo. Các phẩm màu được đưa vào sâu trong da, qua khỏi màng đáy đến lớp bì (Dermis) thông qua kim xăm.
***** NƠI KHẲNG ĐỊNH ĐAM MÊ *****
Cùng với sự phát triển của công nghệ, xăm hình giờ đây đã phát triển xa so với lịch sử của nó. Xưa con người xăm theo lối truyền thống là dùng 1 cây kim dài nối với 1 que gỗ hay kim loại dài khác, rồi đâm vào da thịt với tốc độ nhanh, cùng với mực là từ cao su đốt... Nhưng nay với sự phát triển của công nghệ máy móc, với các chủng loại kim nhiều hình dáng, nhiều kích cơ ra đời, màu sắc cũng phong phú hơn, giúp cho việc xăm hình trở nên dễ dàng hơn, có thể xăm được nhiều thể loại hình và nhiều chi tiết phức tạp hơn. Xăm hình giờ đây đã trở thành một môn nghệ thuật phát triển mạnh trên toàn thế giới, gọi chung là " XĂM NGHỆ THUẬT". Xăm nghệ thuật phổ biến khắp nơi trên thế giới, nhất là các nước phát triển mạnh như: Mỹ, Anh, Nga, Nhật, Trung Quốc..... Ngày nay người ta dùng những hình xăm nghệ thuật để:
- Trang trí cơ thể: Những cô gái có thể xăm những hình xăm lên cơ thể tại những vùng như eo, vai, cổ tay, cổ chân....tạo sức hút, để trông duyên dáng hơn. Hay những chàng trai, có thể xăm ở bắp tay, vai, lưng... để trông khỏe mạnh hơn.
- Che khuyết điểm cơ thể: Đôi khi trên cơ thể có những khuyết điểm không mong muốn như: vết sẹo, nám, tàn nhan, mụn, nốt ruồi, bỏng..... thì những hình xăm trang trí cũng là 1 cách tốt để che đi những khuyết điểm đó.
- Lưu giữ kỷ niệm, ấn tượng: Hình xăm cũng mang nhiều ý nghĩa, nhiều người xăm hình về 1 người nào đó như vợ, chồng, cha, me, con, anh, chị....hay một nhân vật nào đó mà họ yêu thích, để lưu giữ những kỷ niệm, ấn tượng khó quên. Hay họ có thể 1 dòng chữ thể hiện 1 câu nói nào đó mà họ yêu thích hay dùng làm lẽ sống, hoặc 1 dòng chữ mang tên 1 người nào đó để làm kỷ niệm....
- Làm bùa hộ mệnh: Xưa người ta thường dùng các vật ngoài thân như: lá bùa, ngọc bội, mặt dây chuyền, vòng tay...làm những vật hộ mệnh cho mình để thể hiện những điều nhữ: may mắn, bình an.... Nhưng những vật ngoài thân có thể bị mất, nên ngày nay mọi người thường có thêm xu hướng dùng hình xăm để làm bùa hộ mệnh cho mình. Mọi người có thể xăm hình như: ngôi sao may mắn, cỏ may mắn. Hay những hình Đức Chúa, Đức Mẹ, Đức Phật, Bồ Tát, những vị thần hoặc đơn giản hơn như Thánh giá, bông hoa sen....Hoặc các hình linh vật như, cá chép cầu tài lộc, kỳ lần cầu bình an, rùa cầu trường thọ....
.Mỗi 1 hình ảnh trên thế, đều có những ý nghĩa riêng của nó, theo phong thủy học, quan niệm tập quán, phương đông, phương tây, tất cả đều có thể thể hiện bằng hình xăm, khiến nó trở thành bùa hộ mệnh cho mỗi người. Ví dụ ở Thái Lan người ta thường xăm bùa chú theo kinh Phật.......
Ở Nhật Bản người ta thường xăm Quỷ thần, chiến binh samurai.... Ở Trung Quốc người ta thường xăm Phật và các vị thần Phúc Lộc Thọ.....Ở châu Âu người ta thường xăm Chúa, thánh giá, đức mẹ....
1. Mực xăm Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chủng loại mực, mực tốt và mực giả, nhái. Mực tốt thì có các thương hiệu như: INTENZE, SKINCANDY, STARBRIT, FUSION ..... Nhưng đa phần trên thị trường VN đều là mực mực giả, mực nhái của các thương hiệu kể trên, đều là hàng kém chất lượng có xuất xứ từ Trung Quốc. Mực xịn và giả khác nhau như thế nào? Mực xịn thì thành phần tạo nên mực đều là những thành phần tự nhiên, như màu đen là từ than hoạt tính, màu đỏ là từ hạt điều.....nên không có hại cho da. Còn mực giả thì thành phần tạo nên làm từ các chất hóa học, gần giống như các loại sơn nước, sơn móng tay, nên nó gây hại cho da, nhẹ thì gây ngứa, nặng thì gây nên các bệnh ngoài da....
2. Kim xăm và mũi xăm Kim xăm cũng có loại tốt và loại hàng giả, không tốt. Kim tốt thì làm từ loại thép tốt không bị gỉ, nên không ảnh hưởng tới da.
Còn kim không tốt, làm từ loại thép không tốt hoặc hợp kim nào đó, để 1 thời gian sẽ bị gỉ, nếu dùng kim bị gỉ, sẽ gây hại tới da. Mũi xăm thì có 2 loại: loại làm bằng inox dùng nhiều lần và loại làm bằng nhựa sử dụng 1 lần Mũi xăm bằng nhựa hay inox thì sự dụng như nhau, nhưng bằng nhựa dùng 1 lần thì đảm bảo an toàn y tế, còn mũi bằng inox dùng nhiều lần, thì phải được vệ sinh đúng cách theo quy trình: rửa xà phòng cho sạch mực và các viết bẩn- rửa bằng máy rung siêu âm cùng với dung dịch diệt khuẩn - hấp nhiệt độ trong máy áp suất - đóng gói ủ trong máy khử trùng tia cực tím. Nhưng đa phần ở VN đều không đáp ứng được quy trình trên, họ chỉ rửa sạch mũi inox bằng xà phòng rồi sử dụng tiếp cho người sau, không đảm bảo về an toàn y tế.
Tại TATTOO PHAN HUY kim sử dụng 1 lần với nhiều kích cỡ theo tiêu chuẩn quốc tế: RL, RS, RM, F, M1, M2...với các size : 3,5,9,15,19,25,39....,và mũi xăm bằng nhựa sử dụng 1 lần.